Trên cõi đời nầy, cuộc sống con người không có gì mạnh hơn mãnh lực tình yêu, đức tin và lòng ái quốc. Khi người nữ bị tình yêu-tiếng sét ái tình- réo gọi, họ dám sống chết vì lý tưởng cao đẹp, hy sinh cả thân mạng, của cải bất chấp cả gian nguy.
Không biết bao nhiêu thiên hùng ca, những vần thơ dệt bằng nước mắt, những câu chuyện tình bi thảm lưu truyền trong nhân gian, điển hình hay nhất là câu chuyện nàng Mạnh Khương.
Câu chuyện tuy có tánh cách thần thoại nhưng rất thương tâm. Đang cử hành lễ cưới thì quân sỹ triều đình xông vào bắt chàng rể sung vào “đội dân phu” đi xây Trường Thành. Mạnh Khương sau những năm thương nhớ người yêu, mòn mỏi đợi chờ đã quyết định khăn gói lên đường tìm chồng. Nhưng trời đất mênh mông, ngàn trùng trắc trở, biết đâu mà tìm. Mạnh Khương không nản chí và cuối cùng thì biết được đơn vị của chồng ở đâu?. Tưởng rằng xa cách nhiều năm, bao niềm nhớ nhung sẽ được bày tỏ, nhưng số phận được an bài, một lần chia tay là ngàn năm vĩnh viễn không thấy nhau. Đến nơi Mạnh Khương mới biết tin người yêu của mình phần vì lạnh, phần vì đói khát đã sinh bịnh mà qua đời. Buồn vì mất người yêu, nỗi đau thương của nàng Mạnh Khương dâng trào qua khóe mắt, nàng cứ khóc, khóc mãi đến 3 ngày đêm ròng rã và lạ thay nước mắt nàng bỗng dưng biến thành trận mưa thật to, nước cuồn cuộn chảy như thác. Một khoảng Trường Thành bị sụp đổ, và trong khối đất đá ngổn ngang đó là thi hài chồng nàng. Dụng ý tác giả muốn nói lên trong số đất cát 180 triệu khối nầy đã hòa lẫn với mồ hôi và nước mắt của hơn 30 vạn dân phu.
Màn thứ nhất
Thùng thùng trống đánh ngũ liên
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.
Cảnh bắt lính, hay phục dịch ngày xưa. Khi tráng đinh, -tức thanh niên, trai trẻ khỏe mạnh trong làng- đến tuổi phải tòng ngũ thời gian 3 năm hay hơn, như nghĩa vụ “phục dịch” , trả nợ không công cho nhà vua mà toàn dân phải đáp trả theo lệnh thiên triều đã ban thánh chỉ, bất biến không mảy may một ly.
Dưới thời phong kiến chủ nghĩa, độc tài tàn bạo của nhiều vị lãnh chúa, quan, vua. Tinh thần phong kiến đó in hằn sâu trong tâm khảm người dân Trung Hoa từ già tới trẻ, nên sự cưỡng bức thi hành nghĩa vụ phục dịch, người dân râm rấp tuân thủ. Dù rằng bên cạnh đó họ ngại đi xa, rời bản làng, thôn xóm, xa người thân, dù là phải tha hương cầu thực. Thế nhưng...
Tráng đinh hay lính thú (hiểu như: private soldier) lúc từ giã vợ con, người yêu, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc, trên vai đeo một đãi áo quần độc nhất, bước chân xuống “bến thuyền” ngay đầu trạm của xã, ấp. Ngày xưa chỉ có xe ngựa, xe bò, còn lại hầu hết là thuyền, bườm. Phương tiện di chuyển duy nhất trên đường sông bắt buộc, trước cảnh chia tay đầy bứt rứt.
Hàng đoàn người đứng dọc theo ven hai bên bờ kênh hay mé sông. Kẻ lưng tròng ngoảnh mặt đi, hay rơi từng giọt nước mắt ngắn, dài khép nép hoặc tiếng nỉ non tiễn đưa đầy vẻ áo não...
Theo lệnh vua, lệ làng ai bất tuân phải rước lấy thảm họa có thể đến mất mạng nữa không chừng!?.
Hoàn cảnh xã hội “quân chủ độc tài” độc tôn của những hôn quân bạo chúa, hơn ba thiên niên kỷ qua, đặc biệt dưới triều của Tần Thủy Hoàng lại càng nghiêm nhặt, gắt gao hơn trước. Còn các vị lệ làng, hay quan trấn thủ địa phương chỉ biết bắt tráng đinh nạp cho đủ số, đạt “chỉ tiêu” không hề cứu xét hoàn cảnh cá nhân hay gia đình cá biệt vào lúc đó ra sao?.
Rồi một ngày kia:
Nào, bốn phương tám hướng: nghe đây..., nghe đây:
“Lệnh vua... ban ra thánh chỉ.
Tráng đinh trong thôn, xã, làng trên xóm dưới tuổi từ 18 trở lên hãy ứng hầu, ghi danh vào “đội phục dịch” đi xây trường thành gấp.
Ai bất tuân, ai lẩn tránh sẽ bị truy lùng, bị bắt đăng nạp 300 roi, trước nơi công cộng... Ai chống đối thượng lệnh sẽ xử trảm, hành hình”.
Nghe đây, nghe đây: ...
Tiếng khua chiêng, giống trống: cắt ùm... beng, ùm... beng vang rền, mỗi lúc lại dồn dã, gần hơn ngay đầu ngỏ, mọi người đều ngẩn ngơ đón chờ sự gì sắp xảy ra. Toán quân hầu phi ngựa của thiên triều, với hộ vệ tả hữu mang theo tấm hoành phi màu huyết dụ riềng ren đề chữ “Chủ tướng” to tướng, quân hầu hai hàng chễm chệ, vừa dừng chân đúng ngay cửa nhà của gia đình họ La, nơi tụ hội đông người tổ chức lễ vu-qui.
Ngày vui của nàng Mạnh Khương và tân giai nhân đang cử hành lễ dâng nhang đèn bên trong bàn thờ tiền đường, quan viên hai họ vui vầy giao ước, quan khách, thanh niên trai tráng đang tựu tập chúc mừng. Nào có ai ngờ đâu!, ngoài ngõ, thảm trạng chia uyên, rẽ thúy ngày vui trong đời của nàng Mạnh Khương đang đến cách bất ngờ...
*
* *
Năm 249, nhà Chu cáo chung, nhà Tần liên tục tiêu diệt 6 nước còn lại thống nhất Trung Hoa. Tần Thủy Hoàng bỏ chế độ phong kiến và chia cả nước ra 36 quận thì hành chế độ hành chánh trung ương tập quyền. Mỗi quận có quan Văn gọi là Thú, quan võ là Ủy. Tại triều đình đặt ra Thừa-tướng (Thủ-tướng ngày nay) xử lý dân chính.
Trong thời kỳ nầy đất nước Trung Hoa rất hùng mạnh vì dùng gươm giáo cai trị muôn dân chúng, và lân bang, họ tuy sợ nhưng không phục. Do đó, có những lực lượng nổi lên chống lại. Tần Thủy Hoàng đã thi hành chánh sách “bàn tay máu”: ra lệnh đốt sách, chôn học trò, đây là vết đen trong lịch sử Trung quốc, sử sách ghi rành rành.
Tần Thủy Hoàng thống trị vào 221-210 trước Công nguyên, đặt kinh đô tại Hàm-Dương, vị trí rất gần Tây An ngày nay. Ông cũng đã tổ chức lại đất đai và dân chúng để phối hợp các công việc của họ, thành lập một đội quân biết phục tùng và kỷ luật cao. Ông rất cứng rắn trong việc áp dụng luật và thành lập hệ thống chữ khá hoàn chỉnh, đơn vị trọng lượng và hệ thống tiền tệ thống nhất.
Ngoài việc tổ chức cơ cấu hành chánh và đốt sách chôn sống học trò để củng cố ngôi vị và phòng ngừa giặc rợ (tribe) từ miền Bắc (có lẽ quân Mông Cổ rong rủi, thiện chiến trên lưng ngựa chiến đấu- muốn tràn xuống vùng đồng bằng phía Nam), Tần Thủy Hoàng bắt dân-phu, tù-tội xây thêm và nối lại Vạn Lý Trường Thành với nhau. Sự thật Trường thành đã được xây dựng từ hai triều vua trước, nhưng chưa hoàn hảo. Tần Thủy Hoàng với quyết tâm nối kết thành lũy thành dài hơn 6600 cây số.
Vào năm 1976, qua nhiều thập kỷ, khu lăng mộ khổng lồ đã xây dựng dưới mặt đất của Tần Thủy Hoàng, nằm gần thành cổ Xian, được nhà khảo cổ đã khai quật và khám phá thấy 8.000 pho tượng chiến binh đất nung, nằm gác cho khu mộ. Với khối đất che phủ ngôi mộ chứa tiền bạc, khối lượng đồng xu lớn...
Trường Thành là một công trình gồm hai bức tường làm bằng đá (đá xanh đục thành khối hình chữ nhật 0. 3 x 0.6 mét), ghép lại không có vữa (hồ) liên kết, cao khoảng 10 met, ở giữa trống rỗng làm nơi trú ngụ của binh lính. Xây trên những chóp núi, chạy dài từ Gia-Du-Quan phía Tây cho đến Sơn-Hải-Quan, phía Đông tổng cộng hơn 6 ngàn cây số, là kỳ quan thế giới duy nhất.
Cứ mỗi 3 cây số là một tháp canh (bunker) và khoảng từ 50 đến 100 cây số là có một đồn bảo (tháp canh lớn- big bunker).
Ngày xưa mỗi khi thấy giặc xuất hiện từ xa thì các lính canh (guard) đánh trống báo hiệu chuyền nhau, rồi các đồn bảo trên núi cao đốt lửa cho khói bay lên (nghe nói đốt lửa có phân chó sói- làm cột khói trắng bay lên thẳng), báo động về kinh đô Trường An cho triều đình biết để chuẩn bị.
Trường thành đây là Vạn Lý Trường Thành, còn Cam Tuyền một đồn bảo cách Trường An khoảng 100 cây số thuộc tỉnh Thiểm Tây ngày nay. Quân lính nổi lửa cho khói bay lên để thông tin cho Trường An và Hàm Dương. Tín hiệu dùng thời xưa.
Trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn có câu:
Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.
Là biểu thị cho di chứng lịch sử thời loạn ly....
Màn thứ hai
Bất đáo trường thành phi hảo hán
Câu nói lưu truyền trong nhân gian, ngụ ý đến Trung Hoa bao la rộng lớn, nếu chưa đến Vạn Lý Trường Thành chưa thật là hảo hớn. (Nhưng du khách thật sự, leo được lên chỏm núi cao thì “đau háng!?”- phóng bút của người viết). Ngày nay, nhờ có cầu treo nên câu trên như mất ý nghĩa...
Du khách có thể đi từ Trung tâm thủ đô Bắc Kinh trên trục lộ có: các sứ quán ngoại giao, lăng Mao Trạch Đông, Thiên An Môn.., đoạn đường dài 60 cây số đến Vạn Lý Trường Thành. Ngược hướng Bắc hay xuôi Nam nhiều tụ điểm cho du khách viếng thăm Vạn Lý Trường Thành dài 6600 cây số.
Có thể nói, đây là công trình đắc ý thể hiện qua Tần Thủy Hoàng, một bạo chúa độc tài với đầu óc tự tôn, cộng với ý đồ và tham vọng ngông cuồng đã làm một công việc quá to lớn, hao tốn không biết bao nhiêu tiền của, sinh mạng và tài sản của nhân dân.
Không biết bao nhiêu thiên hùng ca dệt bằng nước mắt, những chuyện tình bi thảm lưu truyền trong nhân gian điển hình nhất câu chuyện nàng Mạnh Khương:“Vạn Lý Tầm Phu”. Câu chuyện tuy có tánh cách thần thoại song rất thương tâm:
Đang cử hành lễ cưới thì quân sĩ triều đình xông vào bắt chàng rể sung vào đội dân phu đi xây Trường Thành.
Mạnh Khương sau những năm tháng thương nhớ người yêu, mòn mỏi đợi chờ đã quyết định khăn gói lên đường tìm chồng. Nhưng trời đất mênh mông, trăm ngàn trắc trở biết đâu mà tìm, Mạnh Khương không nản chí và cuối cùng thì biết được đơn vị của chồng mình. Tưởng rằng xa cách nhiều năm, bao nhớ nhung sẽ được tỏ bày, nhưng số phận đã được an bài, một lần chia tay là ngàn năm vĩnh viễn không thấy nhau. Cuối cùng nàng Mạnh Khương mới biết tin người yêu của mình phần vì lạnh, phần vì đói khát đã sinh bịnh mà qua đời. Vì mất người yêu, nỗi đau thương của nàng Mạnh Khương dâng trào qua khóe mắt, nàng cứ khóc, khóc mãi suốt 3 ngày đêm ròng rã và lạ thay nước mắt nàng bỗng dưng biến thành trận mưa rất to, nước cuồn cuộn chảy như thác. Một khoảng Trường Thành bị sụp đổ, và trong những khối đất đá ngổn ngang đó là thi hài chồng nàng.
Câu chuyện thương tâm, nhưng chánh dụng ý tác giả muốn nói trong số đất cát 180 triệu khối nầy đã hòa lẫn với biết mồ hôi và nước mắt của hơn 30 vạn dân phu.
Phần lớn dân phu chết vì đói rét, lao động quá kiệt sức không thể về lại quê hương cũ, đoàn tựu gia đình, với người yêu...
Màn thứ ba
Mạnh Khương là gái giả trai,
Nàng thành người thiên cổ...
-Bẩm đức thượng công:
Quân canh vừa bắt được “thằng” nầy, là rợ hung nô, quân dọ thám lẻn, trà trộn vào doanh trại, theo dõi việc làm và lấy tin tức. Xin giải giao cho đức thượng công phân xử.
-Tả hữu đâu, quản cơ đâu?, mau đăng nọc đánh tên gian manh cho ta một trăm roi ngay lập tức.
-Bẩm thưa đại nhơn tôn kính, hưởng ơn cao dầy.
Xin cứu xét cho con nhờ, vạn đội ơn đại nhơn...
-Con là nhi nữ thường tình, vượt dậm trường thiên lý, cải trang thành nam giới với tên La-Tự-Thành. Nguyên ủy là nữ: La Song-Nga, nổi danh Mạnh Khương thục nữ, quê làng Cam Túc, thuộc tộc họ La nhiều đời phúc-túc, trà trộn theo toán quân nô-dịch; tìm người yêu hơn ba năm biền biệt, lòng thương nhớ năm dài mỏi mòn, thôi thúc không nguôi con tự cải trang khăn gói lên đường...
-Chứ nào phải là rợ, là dọ thám quân... lòng con trong như tờ giấy trắng không tỳ không vết, kiến văn lại hạn hẹp, kiếm cung chưa thông. Nào dám điêu ngoa, con cam chịu xử trảm.
-Nữ quản cơ, vậy hãy cho khám xét “nàng” xem hư thật?
Ta là vị quan cương trực, thích trắng đen phân minh, lòng bao dung hào hiệp lại dư thừa, láo lếu không tha mạng...
Xong dẫn ra trình báo ngay lập tức.
-Bẩm đức thượng công:
- Đúng nàng là nhi nữ, không sai một ly. Cốt cách trang nhã, da dẻ mịn màng, ngực mông nở nang, chứng tỏ gia thế phúc-túc, quý tướng, quý cách tiềm ẩn rành rành nào phải “bần nhân”.
Nàng đối đáp thông minh, nét bút hoa văn tuyệt hảo, lả lướt như rồng bay phượng múa trong bạch thư tự khai.
-Tất cả lui quân, chỉ trừ nữ quản cơ -người trông coi nữ giới- hiện diện vài nữ cận vệ, mau cho vây trướng che kín, cởi bỏ xiêm y cho ta thưởng lãm “lộc trời” của nàng.
-Xin phép cho con tự thoát y, dáng điệu thục nữ uyển chuyển, nàng bước qua phải, rồi sàng bên trái phơi bày gót ngọc cho đại ân nhơn ngự-lãm...
-Ôi quả thật!, thiện căn, đúng là thiện căn.
Ta hoàn toàn tin, vậy hãy dẫn nàng vào trong.
-Quản nhu-người trông coi lương thực- hãy biệt đãi như thượng khách, lấy lòng nhân mà trọng hậu nàng, vì cùng họ La, cùng sắc tộc với ta...
Ngày tháng trôi qua, với lòng rộng lượng dư thừa của quan cửu phẩm, thống lĩnh cả một vùng trời đất rộng hai muôn dặm.
Bậc đại nhơn hào hiệp muốn giúp nàng đạt sở nguyện. Theo tấu chương (report) sau khi dò la trong toán quân nô-dịch hơn 5.000 người, không ai có mang tên Lý-Thế-Dân quê Cam Túc, nhưng còn họ Lý hàng muôn, hàng trăm...
Nữ quản cơ, báo tin cho nàng Mạnh Khương biết phải học võ kiếm cung để tự phòng thân, mới hy vọng vượt đoạn đường vạn cây số đầy gian nan trắc trở.
Xong qua kỳ tỷ thí tại đấu trường, nếu thắng sẽ cho rời.
Nàng Mạnh Khương được toại nguyện:
-Con cuối đầu cảm tạ ơn đại ơn nhơn.
Xin bái tạ như nghĩa cử cứu mạng, tái tạo giúp con sớm toại nguyện, khởi đầu hành trình vạn thiên lý.
Nàng được cải trang thành “thái tử” họ La là kinh-lược-sứ, đi thanh tra (expert) công trình xây Trường thành còn xây cất dở dang... Thay mặt cho quan cửu-phẩm, với ấn chỉ và hai quân hầu hộ giá song hành, chu cấp quân lương đủ đầy....
Vượt chặn đường dài thiên lý, trời đất mênh mông, đi đâu nàng cũng khéo dò la, thăm hỏi cuối cùng Mạnh Khương mới xác tín, đúng người yêu của mình phần vì lạnh, phần vì đói khát, lao lực đã sinh bịnh mà qua đời. Nơi an nghĩ ngàn thu- chỉ là những hòn cuội đá chất thành đống, như bao ngôi mộ khác. Cảnh vật thật điều hiu, hoang tàn phế lạnh, không dấu tích của một nén hương, không một nải chuối lúc tạ thế chăng!?.
Mộ bia ghi đích danh:”Lý-Thế-Dân chi-mộ”.
-Ôi hỡi!, duyên nghiệp người yêu vắn số, ngàn thu vĩnh viễn chia tay. Từ đây tất cả vong hồn dân-phu xấu số, vất vưởng theo thành vách Trường Thành nơi dừng chân trú ngụ...
Buồn vì mất người yêu, nỗi đau thương của nàng Mạnh Khương dâng trào qua khóe mắt, nàng cứ khóc, khóc mãi suốt ngày đêm ròng rã, quá cùng quẫn ngã lăn ra chết bất tử.
Tiếng oan dậy đất trời, oán ngời tầng mây- cái chết oan nghiệt của người yêu họ Lý, rồi từ đó người thiếu nữ bạc mệnh:
Mỗi đêm đêm dù bầu trời âm-u đen tối, hay quang tạnh, tiếng khóc kỳ lạ vang dội giữa thành vách Trường Thành, kéo dài từ hơn ba thế kỷ nay. Tiếng than khóc là nổi lòng uất ức, ta thán của người thiếu nữ trẻ thất chí vì người yêu...
Những người yếu bóng vía, thấy chập chờn có cảm giác lành lạnh; nhất là đàn bà, trẻ con chỉ nghe người khác kể lại cũng rởn tóc gáy, bủn rủn cả người rồi.
Chính đội tuần-phiên Trường Thành (patrolled the Great Wall) kể rằng: nhất là vào những đêm trăng hạ tuần, lại có mưa phùn lất phất, gió hây hây lạnh, họ thường thấy bóng dáng mờ mờ một người thiếu nữ bạc mệnh xuất hiện khóc nỉ non, có lúc nghe rõ, lúc văng vẳng, chính họ cầm vũ khí lắm lúc cũng lấy làm hãi hùng muốn “són đái”.
Những đêm mưa từ chập tối, càng về khuya càng nặng hạt, càng não nùng. Trong mưa có tiếng khóc như bên phải, như bên trái, lúc xa, lúc gần sâu thẩm, càng sửng sốt gai ốc nổi khắp người. Mỗi lần như thế họ phải thổi lên hồi tù-và thật dài, bất thần bóng ma khiếp sợ biến mất; chỉ còn gợn khói trắng mỏng mờ mờ vút lên không trung giữa canh trường.
Còn những người bạo gan hiếu kỳ cũng được mục kích, đến sát gần bên chờ đợi nghe ngóng, họ nghĩ rằng sự có mặt của người trần thì ma không dám hiển hiện. Đến giờ Tý canh ba, vẫn không thấy động tĩnh. Nhưng từ lúc có tiếng gà nhà ai đó cất tiếng gáy vang, quả nhiên bóng ma thấp thoáng xuất hiện.
Dường như có bóng ma:”một người thiếu nữ tuyệt đẹp, sang trọng mặc bộ đồ trắng rách tả tơi, tóc rũ rượi dài với đôi mắt lồi, hiện hồn về trong đêm tối để than khóc cho vơi nỗi đau khổ u-uất của nàng”.
Người dân địa phương cứ thêu dệt thành câu chuyện ly kỳ, rùng rợn về: Nàng Mạnh Khương oan-hồn.
Quá linh hiển nơi nàng thường xuất hiện. Bùi ngùi trong thương cảm, canh cánh đầy lòng của người dân địa phương bèn khắc chạm vào vách thành Trường Thành hàng chữ:”Mạnh Khương thiên cổ” đến nay hơn ba thiên niên kỷ, vẫn còn dấu tích hiển hiện...